Thông tin sân bay đi vào thực thi chưa kịp hạ nhiệt, thị trường Phan Thiết lại được thổi bùng sức nóng khi có thông tin cao tốc Bắc Nam 40.000 tỉ đồng sẽ qua Bình Thuận. Năm 2020, động lực chủ đạo khiến Bình Thuận trở thành ‘điểm sáng’ của thị trường bất động sản biển là thông tin sân bay Phan Thiết và cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ chính thức khởi công vào tháng 9. Sau khi sân bay và cao tốc đi vào hoạt động, thời gian di chuyển rút ngắn sẽ kích thích du khách đến Bình Thuận nhiều hơn, tạo đà cho bất động sản phát triển vượt trội.
Về đường cao tốc Bắc-Nam đi qua Bình Thuận, dài 160,3 km, đến nay, đã giao mặt bằng cho Ban quản lý dự án đạt 93% và giải ngân 71,3%. Tỉnh khẳng định cuối tháng 8 tới có thể giao mặt bằng để khởi công 2 đoạn cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và Phan Thiết – Vĩnh Hảo.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp
Ngày 23.7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc trực tuyến với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận. Báo cáo của tỉnh Bình Thuận cho biết, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 3,81%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 17.200 tỉ đồng, đây là trụ cột, cũng là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Khó khăn nhất là tác động của dịch COVID-19 đối với ngành du lịch, thương mại và xuất khẩu. Lượng khách du lịch giảm 46%, doanh thu giảm hơn 37%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ giảm 3,8% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hàng hóa chỉ đạt 47%.
Về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, lãnh đạo tỉnh cho biết, đến 30.6 đã giải ngân 38,4% trong tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách (hơn 3.000 tỉ đồng) và cập nhật đến ngày 21.7 là hơn 42%.
Về đường cao tốc Bắc-Nam đi qua Bình Thuận, dài 160,3 km, đến nay, đã giao mặt bằng cho ban quản lý dự án đạt 93% và giải ngân 71,3%. Tỉnh khẳng định cuối tháng 8 tới có thể giao mặt bằng để khởi công 2 đoạn cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và Phan Thiết – Vĩnh Hảo.
Ghi nhận ý kiến của Bình Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tỉnh cam kết giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay. Đây là cố gắng lớn của Bình Thuận mà các địa phương khác phải học tập, “chứ không phải cứ bàn lùi”.
“Chính phủ, Thủ tướng luôn quan tâm, đồng hành với các đồng chí để tiếp tục thúc đẩy đổi mới, năng động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phấn đấu đạt kết quả cao nhất, đóng góp đưa Bình Thuận giàu mạnh”, Thủ tướng nói. Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, Bình Thuận có nhiều lợi thế so sánh trong phát triển như đất đai rộng lớn, con người cần cù, có truyền thống văn hóa lịch sử phong phú, có cảng nước sâu, ngư trường lớn, có khoáng sản, năng lượng tái tạo… Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh quyết tâm rất cao trong khắc phục khó khăn, vươn lên trong phát triển. GRDP của tỉnh năm 2019 đứng thứ 32/63 tỉnh, thành phố, thì 6 tháng đầu năm, Bình Thuận đã vươn lên đứng thứ 18. Năm nay, tỉnh phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, không thay đổi chỉ tiêu thu ngân sách trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đây là một trung tâm du lịch, dịch vụ của cả nước nhưng những chỉ tiêu đó không thay đổi cho thấy sự phấn đấu rất lớn, các tỉnh phải học tập. Bình Thuận cũng là một trong những địa phương tổ chức sớm hội nghị xúc tiến đầu tư, đạt kết quả tích cực. Bên cạnh đó, Thủ tướng chia sẻ, Bình Thuận đang chịu ảnh hưởng lớn của khô hạn, triều cường xâm thực ở biển. Hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đồng bộ. Sự chồng lấn quy hoạch titan với quy hoạch khác là điểm nghẽn chưa được tháo gỡ kịp thời, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Về một số nhiệm vụ thời gian tới, trước hết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh lo chống hạn, bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân, bảo vệ mùa màng, cây ăn quả. Cần tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch để không bị chồng lấn, lãng phí, nhất là mâu thuẫn giữa lĩnh vực khoáng sản và du lịch. Thủ tướng lưu ý tỉnh cần quan tâm thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn cho phát triển. Phát triển đồng bộ công nghiệp, nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến; phát triển mạnh du lịch, đưa ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế động lực, có thương hiệu trong khu vực. Trong phát triển, chú ý hệ thống doanh nghiệp; quản lý hiệu quả tài nguyên, đất đai, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng chính quyền số, thương mại điện tử…
Trước sự bứt phá mạnh mẽ của hạ tầng, trong 2020, hàng loạt các dự án cao cấp đồng loạt đổ bộ, chủ yếu tập trung ở phường Phú Hài và Mũi Né. Nổi bật trên cung đường resort Võ Nguyên Giáp có thể kể đến dự án Mũi Né Summerland Resort – tổ hợp giải trí và tiệc tùng theo mô hình Lasvegas, Macau thu nhỏ có quy mô 31,5 ha của Hưng Lộc Phát Corp.
Khi hoàn thành, dự án này sẽ cung ứng ra thị trường hơn 2.000 căn khách sạn 5 sao, hơn 100 nhà hàng ẩm thực đa chủ đề, hơn 200 cửa hàng mua sắm, tổ hợp hơn 40 quán bar – beer club, không gian tiệc tùng lớn bậc nhất tại Phan Thiết. Hơn 200 nhà hàng, shop thời trang, quán bar được bố trí tập trung trên tuyến phố đi bộ và con đường lễ hội dài hơn 2.000 m của dự án. Theo chủ đầu tư, khách du lịch sẽ phải mất cả tuần để khám phá hết tổ hợp này.
Ngoài ra, Mũi Né Summerland Resort còn chi hàng nghìn tỉ đồng xây dựng công viên nước trong nhà 12.000 m2, công viên nước ngoài trời hơn 6.000 m2 và khu nhà hàng trên sông.
Đặc biệt, Phan Thiết sẽ có một nhà hát lớn, chuyên biểu diễn các show diễn đẳng cấp quốc tế sánh ngang với các Show Alcaza (Thái Lan), Mao Lương Đỏ (Trung Quốc), Ký Ức Hội An (Việt Nam)… Cuối mỗi tuần, chủ đầu tư sẽ tổ chức các show nghệ thuật trình diễn ánh sáng 3D mapping trên quy mô cực lớn.
Ngoài Mũi Né Summerland Resort, cũng trong tháng 5 tới, thị trường bất động sản Phan Thiết sẽ đón thêm dự án có quy mô khoảng 1.000 ha – NovaWorld Phan Thiết của Tập đoàn Novaland. Khu Novaworld sẽ đa dạng loại hình khu vui chơi, giải trí cao cấp và các loại công viên chủ đề theo mô hình Universal,…
Cách Phan Thiết hơn 30km về hướng Bắc, dọc quốc lộ 1A là khu rừng dầu rộng hơn 3.267ha, thuộc xã Hồng Liêm và Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình. Một kế hoạch tạo đập, ngăn suối, làm hồ nước trong rừng dầu đang được thực hiện để bảo đảm nguồn nước cho động vật, cũng như duy trì màu xanh cho khu rừng. Bình Thuận sẽ có thêm một loại hình du lịch hấp dẫn mà chưa có địa phương nào trong nước có được…”.Sau năm 2021, du khách trong nước và quốc tế biết đến Bình Thuận không chỉ có các resort cao cấp ven biển mà còn có du lịch vườn rừng, vườn thú tự nhiên ngang tầm với các vườn thú trong khu vực Đông Nam Á. Với quy mô siêu khủng, dự án khu du lịch sinh thái Vườn rừng, vườn thú Safari Bình Thuận 3300 hecta không chỉ là không gian mở ra để làm khu du lịch ngắm nhìn và tham quan cho du khách mà nơi đây còn là nơi để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, dã ngoại,khám phá nghỉ ngơi và thư giãn trong một môi trường rừng núi hoang sơ rất tự nhiên và hoang dã, đặc biệt tại vườn thú Safari quý khách không chỉ được trải nghiệm những điều mới mẻ về thế giới động vật mà còn được khám phá nghiên cứu nhiều hơn về từng loài động vật quý hiếm. Quý khách sẽ có cảm giác như đang được đi du lịch vòng quanh thế giới tự nhiên và tận hưởng những bầu không khí trong lành hoang dã tại những khu rừng nguyên sơ như thật 100% cùng với hệ thống quần thể động vạt quý hiếm và đa dạng. Trong đó, tổng thể quy hoạch dự án dự kiến gồm: khu vườn thú và công viên giải trí safari, khu công viên nước và công viên trên đồi, khu biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại, nhà hàng trên đồi, khu khách sạn ven biển đẳng cấp 5 sao, tổ hợp vui chơi giải trí mua sắm kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái…Dự án định hướng phát triển dựa trên yếu tố du lịch sinh thái bền vững, khám phá thiên nhiên và bảo tồn môi trường hoang dã, khi dự án hình thành sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thành điểm đến du lịch cho khu vực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Hàng loạt thông tin, từ dự án sân bay 10.000 tỉ đồng, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết gần 15.000 tỉ đồng, cao tốc Bắc – Nam qua Bình Thuận gần 40.000 tỉ đồng đến 2 siêu dự án giải trí tỉ đô đã kích giá đất Bình Thuận tăng nhanh chóng.
Trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, khu vực phường Phú Hài chưa đầy 3km đã có hàng trăm bảng áp phích rao chuyển nhượng đất, hay các dịch vụ môi giới bất động sản. Đặc biệt, khu vực quanh dự án Mũi Né Summerland Resort, cứ cách nhau vài chục mét lại có các điểm tư vấn với nhiều người túc trực 24/24 để giới thiệu về các lô đất đang cần chuyển nhượng.
Theo khảo sát, thời điểm 2019, các dự án trên đường Võ Nguyên Giáp giao dịch với giá khoảng 14 triệu đồng/m2, sau khi có thông tin Mũi Né Summerland Resort chuẩn bị khởi công, giá giao dịch của các dự án đã tăng vọt lên mức 28 – 30 triệu đồng/m2. Giá trung bình các lô đất xung quanh dự án này đang được mua đi bán lại cũng tiệm cận mức 25 – 30 triệu đồng/m2, đây là mức giá cao chưa từng thấy tại khu vực phường Phú Hài, Phan Thiết. Các khu vực gần biển, thuộc đường Huỳnh Thúc Kháng cũng chào bán lô lớn với giá 13-14 triệu đồng/m2, tăng khoảng 3-4 triệu đồng/m2 so với cuối năm 2018. Nếu so với giai đoạn 2016-2017, giá đã tăng gấp đôi. Đất gần biển hoặc có công trình trên đất, giá trị sử dụng cao nên cũng bị nâng giá. Không chỉ tập trung ở khu vực Mũi Né – Phan Thiết, cơn sốt đất Bình Thuận còn kéo dài đến huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình. Hiện tại khu vực này ghi nhận nhiều giao dịch có giá 10-12 triệu đồng/m2, so với giai đoạn trước giá đã tăng gấp 2-3 lần.
Hiện nay, với sức nóng từ hạ tầng và các siêu dự án giải trí sẽ đẩy giá bất động sản tăng mạnh, tương đồng với tiềm năng vốn có của địa phương này trong tương lai gần.