Gần 5.600 tỉ nối đường giảm tắc sân bay Tân Sơn Nhất

Hiện có 7 dự án cần số vốn 5.600 tỉ đồng phải làm từ nay đến năm 2022 trước khi nhà ga T3 đi vào khai thác. Trong đó, dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình) là dự án trọng tâm nhất vì nằm phía trước nhà ga T3…

Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Dự kiến quý 2-2022 hoạt động

Liên quan đầu tư nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ GTVT tiếp thu ý kiến Bộ Kế hoạch – đầu tư và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo quy định.

Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đồng ý đề xuất của Bộ GTVT giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

Vào tháng 3-2019, Bộ GTVT đã có tờ trình kiến nghị Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư và xem xét, chấp thuận cho ACV tổ chức thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 có khái toán tổng mức đầu tư 11.430 tỉ đồng bằng nguồn vốn tự có của ACV. Thời gian thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi đưa vào khai thác khoảng 43 tháng, tương đương với 37 tháng kể từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, ACV đề xuất xây dựng nhà ga hành khách T3 là nhà ga nội địa 2 cao trình (đi và đến tách biệt), công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, tổng diện tích sàn nhà ga khoảng 100.000m2, đồng thời mở rộng sân đỗ máy bay trên diện tích 4.650m2.

ACV đề xuất thời gian từ chuẩn bị đầu tư dự án đến khi hoàn thành đưa vào khai thác khoảng 43 tháng (dự kiến quý 2-2022).

Gần 5.600 tỉ nối đường giảm tắc sân bay Tân Sơn Nhất

Nhà ga T3 dự kiến đưa vào khai thác giữa năm 2022 với công suất 20 triệu hành khách/năm sẽ nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách/năm. Do đó, giao thông kết nối bên ngoài phải hoàn thiện trước để đồng bộ với việc đưa nhà ga T3 đi vào khai thác. Ngay từ bây giờ, TPHCM đang lên phương án giải phóng mặt bằng và sắp tới triển khai thi công 7 dự án giải quyết kẹt xe bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhất.

5.600 tỉ đồng thực hiện 7 dự án

Những năm gần đây, TPHCM đã thực hiện hàng loạt dự án công trình để kéo giảm ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đến nay, thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 dự án gồm: Xây dựng cầu vượt tại giao lộ đường Trường Sơn – Hồng Hà – Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài (ở cổng sân bay Tân Sơn Nhất), dự án xây cầu vượt nút giao thông Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn (Q.Phú Nhuận, Q.Gò Vấp) và dự án mở rộng đường Hoàng Minh Giám (Q.Phú Nhuận).

Theo ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, hiện có 7 dự án cần số vốn 5.600 tỉ đồng phải làm từ nay đến năm 2022 trước khi nhà ga T3 đi vào khai thác. Trong đó, dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình) là dự án trọng tâm nhất vì nằm phía trước nhà ga T3.

Dự án này có tổng mức đầu tư 4.849 tỉ đồng (trong đó xây dựng khoảng 1.735 tỉ đồng và giải phóng mặt bằng khoảng 2.640 tỉ đồng). Quy mô dự án gồm: Làm tuyến đường mới nối từ đường Trần Quốc Hoàn đến Cộng Hòa (Q.Tân Bình) dài 4,3km cho 6 làn xe lưu thông; xây dựng hầm chui tại nút giao Phan Thúc Duyện – Trần Quốc Hoàn và đường Trường Chinh với đường Tân Quỳ – Tân Quý; xây một cầu vượt dài 1,2km rộng 17m trước nhà ga T3.

Khó khăn lớn nhất của dự án này là trong số 11ha cần bàn giao thì gần 10ha là đất quốc phòng. Tuy nhiên, ông Phúc cho biết, mới đây Bộ Quốc phòng đã thống nhất với quy mô, phương án thiết kế dự án và có tiến độ bàn giao đất để thi công dự án. Ông Phúc dự kiến công trình sẽ thi công trong năm 2020 và hoàn thành vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.

Ông Phúc cho hay, TPHCM cũng sẽ đầu tư mở rộng hàng loạt tuyến đường xung quanh khu vực này như đường Hoàng Hoa Thám, Tân Kỳ – Tân Quý, mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ Cộng Hòa đến Phạm Văn Bạch), mở rộng nâng cấp đường Tân Sơn… Bên cạnh đó còn tổ chức lại giao thông kết nối bên trong sân bay (ga T1, T2, T3). Ngoài ra, khu vực mũi tàu đường Trường Chinh – Cộng Hòa sẽ có nhà ga của tuyến metro số 2. Vì vậy, khu vực này sẽ có hầm chui để giải quyết giao thông. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đang có hướng kết nối nhà ga metro này thành điểm trung chuyển, tập kết khách vào nhà ga T3.

Thành lập tổ liên ngành điều phối dự án

Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm cho rằng, quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ 25 triệu hành khách/năm đến năm 2020, do đó đang xảy ra quá tải. Hiện, hạ tầng giao thông quanh cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất nếu cố gắng khai thác cũng chỉ đạt được 40 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển ngày càng cao của ngành hàng không, nếu cứ “đứng yên” thì không thể đáp ứng được. Vì vậy, phải tổ chức xây dựng nhà ga T3, hạ tầng giao thông bên ngoài và liên kết các nhà ga bên trong sân bay.

Theo ông Lâm, hiện TPHCM đã thành lập tổ công tác liên ngành gồm Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT và TPHCM để điều phối chung dự án nhà ga T3 và các dự án giao thông kết nối bên ngoài nhằm đảm bảo khi nhà ga T3 đưa vào khai thác thì giao thông phải đồng bộ.

TS Võ Kim Cương – nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM – cho biết, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất phải song song với hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối. Nếu không có đường, ách tắc giao thông, người dân cũng không vào sân bay được. Như vậy, việc nâng công suất sân bay lên 50 triệu lượt khách/năm cũng trở nên vô nghĩa.

Ngoài ra, TS Võ Kim Cương nói rằng, để giảm ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố cần có giải pháp ưu tiên hàng đầu cho giao thông công cộng có sức chở cao để sử dụng hiệu quả nhất hạ tầng.

Tháng 8/2019, Hội đồng Thẩm định TP.HCM thống nhất chủ trương điều chỉnh dự án xây dựng nối đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa (quận Tân Bình).

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM , Chủ tịch Hội đồng Thẩm định TP Trần Vĩnh Tuyến vừa cho biết: “Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn và đường Cộng Hòa đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư và triển khai các bước tiếp theo”.

Cụ thể, năm 2016, dự án đã được HĐND TP.HCM quyết định chủ trương đầu tư để giải quyết ùn tắc giao thông tại khu vực Cảng hàng không Tân Sơn Nhất . Nhưng với việc điều chỉnh quy hoạch sân bay tới năm 2030 (cộng thêm xây dựng nhà ga T3 của Bộ GTVT năm 2018) khiến áp lực giao thông khu vực dự kiến tăng cao. Do vậy phải thực hiện điều chỉnh quy mô đầu tư để đảm bảo nhu cầu.

Theo đó, thay vì bốn đoạn với quy mô bốn làn xe rộng 20-22 m như năm 2016 thì nay dự án đã được điều chỉnh thành năm đoạn với quy mô sáu làn xe, rộng 29,5-48 m. Tổng chiều dài hơn 4 km, thời gian thực hiện từ nay đến năm 2024.

Các công trình trên tuyến sẽ có hệ thống cây xanh, chiếu sáng, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Ngoài ra, dự án cũng xây dựng mới hầm chui tại nút giao Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện và nút giao Trường Chinh – Tân Kỳ Tân Quý.

Năm 2016 dự án có tổng vốn đầu tư là 1.402 tỉ đồng, nay được điều chỉnh quy mô dẫn đến tổng vốn đầu tư tăng lên con số hơn 4.849 tỉ đồng (dự án thuộc nhóm A). Do đó cần phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công.

Trong tổng vốn 4.849 tỉ đồng được phân bổ như sau: Chi phí xây lắp hơn 1.735 tỉ đồng; quản lý dự án hơn 23,6 tỉ đồng, tư vấn đầu tư xây dựng hơn 75,7 tỉ đồng; chi phí khác 137,25 tỉ đồng; dự phòng 236,64 tỉ đồng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn 2.640 tỉ đồng.

Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, các bên liên quan đã cập nhật đơn giá đất bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, đơn giá xây dựng nhà ở công trình (ngày 25-7-2019) của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Bình. Theo đó, giá đất là 156,262 triệu đồng/m2, giá bồi thường nhà ở là 6,97 triệu đồng/m2.

“Với các ý kiến thẩm định của Hội đồng Thẩm định TP, đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP xem xét, báo cáo UBND TP.HCM trình HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư dự án” – văn bản của Hội đồng Thẩm định TP nêu.

Năm đoạn của dự án được chia như sau:

Đoạn 1: Từ đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long, rộng 29,5-32 m.

Đoạn 2: Từ đường Thăng Long đến trạm gác quân đội (đường Phan Thúc Duyện) rộng 30,5 m; từ trạm gác quân đội đến đường 18E rộng 32 m; đường 18E (từ Phan Thúc Duyện đến đường C2) rộng 48 m; đường C2 (từ đường 18E đến Hoàng Hoa Thám) rộng 30,5 m.

Đoạn 3: Từ đường Hoàng Hoa Thám đến hết phạm vi cầu vượt (cầu vượt nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến xây mới) rộng 43,5 m; từ chân cầu vượt đến nút giao đường C12 rộng 32 m.

Đoạn 4: Từ đường C12 đến đường Cộng Hòa, rộng 32 m.

Đoạn 5 (quy hoạch mới so với năm 2016): Mở rộng đường 18E đoạn từ đường Cộng Hòa đến đường Phan Thúc Duyện, rộng 22 m

 

Mọi thông tin chi tiết về quy hoạch nhà ga T3 và các tuyến đường được tham khảo từ Sở XD, Sở GTVT và một số tác giả uy tín…

Mọi ý kiến đóng góp nội dung xin vui lòng liên hệ 0868.56.55.83 hoặc 0909.63.52.86

    Quý khách vui lòng điền thông tin chi tiết

    *Họ tên

    *Điện thoại

    Email

    Nội dung

    Hotline
    0777.577.383