Đề phòng đất xung quanh sân bay Phan Thiết sốt trở lại

Đầu tháng 3, thông tin về việc sân bay Phan Thiết sẽ thi công khiến thị trường bất động sản ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết (Bình Thuận) xôn xao trở lại sau 2 năm im ắng. Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận, việc triển khai dự án Cảng hàng không Phan Thiết, đối với […]

Đầu tháng 3, thông tin về việc sân bay Phan Thiết sẽ thi công khiến thị trường bất động sản ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết (Bình Thuận) xôn xao trở lại sau 2 năm im ắng. Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận, việc triển khai dự án Cảng hàng không Phan Thiết, đối với khu bay quân sự, đến nay đơn vị tư vấn đã lập xong hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đặc biệt, Sở này cho biết thêm Bộ Quốc phòng đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, hiện nay các bộ, ngành liên quan đang tham gia thẩm định. Công ty tư vấn thiết kế ADCC đã tổ chức khảo sát, cắm mốc ranh giới bê tông ngoài thực địa, đồng thời xác định sơ bộ hệ thống đường giao thông kết nối vào từng trận địa. Đối với hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT: đơn vị tư vấn đã lập xong hồ sơ điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, hiện Sở Giao thông Vận tải đã đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt điều chỉnh. Đến nay, đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Cảng hàng không Phan Thiết với diện tích 543 ha. Riêng khu gia đình quân nhân, hiện có 11 hộ và 1 tổ chức nhận tiền và bàn giao mặt bằng, hiện còn 4 hộ chưa đồng ý nhận tiền do chưa thống nhất giá đền bù.

1000

Xe hơi đậu cắn đuôi nhau mua đất Thiện Nghiệp đầu năm 2020

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, để phấn đấu trong quý II/2020, sẽ triển khai thi công dự án theo đúng tiến độ đã đăng ký, lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ động làm việc với Bộ Giao thông Vận tải sớm có nội dung thẩm định thiết kế cơ sở của dự án, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành thẩm định điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi trình UBND tỉnh phê duyệt. UBND thành phố Phan Thiết có trách nhiệm phối hợp giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc khu gia đình quân nhân. Tiếp tục vận động các trường hợp còn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng lên nhận tiền, bàn giao mặt bằng, trường hợp các hộ không đồng ý sau khi đối thoại và áp dụng đầy đủ các chính sách thì củng cố hồ sơ tổ chức cưỡng chế bàn giao mặt bằng theo quy định. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm việc Bộ Quốc phòng thống nhất vị trí 10 hạng mục phát sinh, đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập các thủ tục quy hoạch sử dụng đất.Đối với nhà đầu tư là Công ty cổ phần Rạng Đông chủ động triển khai công tác lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ đánh giá tác động môi trường, cấp phép thi công… theo đúng quy định. Đồng thời, phối hợp với đơn vị tư vấn thường xuyên liên hệ với Cục Hàng không Việt Nam, các bộ, ngành liên quan chủ động giải trình, chỉnh sửa hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt hồ sơ điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở dự án đảm bảo chặt chẽ.

Ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo Quy hoạch, Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025, phấn đấu đến năm 2030. Để đáp ứng chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng Phan Thiết. Trong đó, trước mắt Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng. Theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Phan Thiết được điều chỉnh quy hoạch sân bay từ cấp 4C lên cấp 4E để phù hợp với quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Mục tiêu nâng cấp sân bay nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác các chặng bay Nội Bài – Phan Thiết, Vân Đồn – Phan Thiết, Cát Bi – Phan Thiết, với các máy bay code E, trong giai đoạn đến năm 2030, cũng như khai thác được các loại máy bay quân sự hiện đại nhất hiện nay.

Thời gian qua, vấn đề vướng mắc lớn nhất tại dự án này là vốn đầu tư, nhưng nay đã được giải quyết. Theo Thượng tướng Trần Đơn, trước đây, Bộ Quốc phòng phải chờ đấu giá sân bay Nha Trang cũ để lấy nguồn vốn vào đầu tư sân bay Phan Thiết. Nhưng sau đó, Thủ tướng đồng ý đầu tư xây sân bay này bằng vốn ngân sách theo hình thức đầu tư công nên việc sớm thi công là điều mà rất nhiều người kỳ vọng, đặc biệt là những ai quan tâm thị trường bất động sản tại khu vực này. “Chính phủ đã giao nguồn vốn cho Bộ Quốc phòng, do đó việc xây dựng sân bay Phan Thiết sẽ sớm được triển khai”, Thượng tướng Trần Đơn nói. Nếu kịp tiến độ, sau 20 tháng, sân bay này sẽ hoạt động cùng với thời gian hoàn thành cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, năm 2022.

Đầu năm 2019, tại xã Thiện Nghiệp, tình trạng sốt đất được xem là đỉnh điểm. Sau thời gian đó, nhiều người đã phải ôm đất khóc ròng. Thậm chí những cán bộ tiếp tay cho các đại gia chuyển mục đích đất trốn thuế; phân lô bán nền trái phép đã phải trả giá bằng lao lý. Lần này, người dân cần cảnh giác hơn với những chiêu trò thổi giá đất của giới đầu cơ, tránh lại bị sốt đất ảo làm cho phỏng tay. Ông L, một chuyên gia BĐS, cho biết các đợt sốt đất dù ở địa phương nào cũng đều do các nhà đầu tư ở Hà Nội, TP.HCM thổi lên. Họ là những người có tiềm lực tài chính mạnh, thường được gọi là những “con sói”. Ban đầu họ sẽ đổ quân, đổ tiền săn lùng mua một số lô đất với giá thấp lúc thị trường chưa sôi động. Sau đó nhóm này tìm cách mua tiếp các lô đất gần đó hoặc mua đi bán lại chính các lô đã mua trước đây với giá cao hơn rất nhiều so với thị trường, cùng lúc tung thông tin khu vực đã bắt đầu sốt để lôi kéo các nhà đầu tư khác. “Thậm chí họ tổ chức cả hội thảo, hội nghị; tung thông tin ra truyền thông rằng sắp có  sân bay. Mũi Né nơi sát Thiện Nghiệp là khu du lịch biển quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt, đất ở đây chỉ lên chứ không xuống… Họ lợi dụng tâm lý đầu tư theo hiệu ứng đám đông, nhiều nhà đầu tư khác sẽ đổ xô vào mua đất chờ lên giá kiếm lời, góp phần tạo ra cơn sốt ảo, đẩy giá lên cao rồi trục lợi” – ông L phân tích. Cũng theo chuyên gia này, một chiêu khác của các cò đất là tự tạo cơn sốt. Họ huy động lực lượng cùng đến xem một mảnh đất với khách hàng thật. Mỗi người trả một giá, người sau luôn trả cao hơn người trước, cứ thế cho đến khi “cò cái” giả vờ chịu giá cho người cao nhất, tiền cọc được đặt ngay tại chỗ. Nhiều người thấy dễ ăn, bỏ tiền hoặc vay mượn khắp nơi mua rồi ghim đất để đó chờ được giá. Đến thời điểm chín mùi, nhóm này bất ngờ rút đi, để lại “quả bom” cho những nhà đầu tư đánh lẻ. Cơn sốt hạ, nhiều nhà đầu tư sau mua đất giá cao của nhà đầu tư trước đành phải bán ra ồ ạt để cắt lỗ. Những nhà đầu tư sau cùng này thường bị gọi là những “con cừu”. Chỉ có các đạo diễn, “con sói” sau mỗi đợt bỏ tiền xuống thổi giá đất rồi rút đi với vài chục ngàn tỉ đồng trong tay. Còn những “con cừu” chỉ nghe hơi đã ra tiền, đầu tư theo đám đông mà không hiểu rõ thị trường phải ở lại, cay đắng giải quyết hậu quả. Thực tế đã chứng minh điều này là có thật. Cuối năm 2019 bong bóng bất động sản ở Thiện Nghiệp vỡ toang và nhiều “con cừu””ngậm ngùi ôm nợ. 

>>>Xem thêm: Bảng giá đất Bình Thuận 2023

    Quý khách vui lòng điền thông tin chi tiết

    *Họ tên

    *Điện thoại

    Email

    Nội dung

    Hotline
    0777.577.383